Bê tông là gì? Những điều thú vị bạn chưa biết về bê tông

Bê tông là gì? Những điều thú vị bạn chưa biết về bê tông

Bê tông là khái niệm khá gần gũi và quen thuộc với mọi người vì tần suất sử dụng bê tông trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng nhiều. Thế nhưng ít ai hiểu một cách cặn kẽ khái niệm bê tông là gì và bê tông được tạo ra như thế nào. Tất cả các kiến thức về bê tông sẽ được Bê tông Thịnh Phát giải đáp trong bài viết này. 

Bê tông là gì?

Bê tông là một hỗn hợp gồm các loại vật liệu khác nhau như đá, xi măng, thạch cao, vôi… và nước, có thể có thêm một số cốt liệu khác như sỏi, đá, cát… trộn theo tỉ lệ nhất định. Thành phần hỗn hợp bê tông phải đảm bảo sao cho sau một thời gian rắn chắc phải đạt được những tính chất cho trước như cường độ, độ chống thấm…

Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu chính là chất bôi trơn, đồng thời lấp đầy khoảng trống và liên kết giữa các hạt cốt liệu. Sau khi cứng rắn, hồ chất kết dính gắn kết các hạt cốt liệu thành một khối tương đối đồng nhất được gọi là bê tông. Bê tông cốt thép là bê tông có cốt thép.

Hỗn hợp nguyên liệu ngay sau khi trộn gọi là bê tông tươi hoặc bê tông thương phẩm.

Hỗn hợp bê tông sau khi cứng rắn, chuyển sang trạng thái đông cứng thì được gọi là bê tông.

Bê tông có khả năng chịu lực cực tốt, khó bị phá hủy và cơ lý bền chắc, thỏa mãn nhiều công trình; đặc biệt, bê tông còn tạo được nhiều hình dạng tạo nên sự đa dạng, phong phú về mặt kiến trúc công trình.

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu bê tông là gì. Vậy thì bê tông được tạo ra như thế nào? Quy trình sản xuất ra bê tông có khó không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

Bê tông được tạo ra như thế nào?

Để tạo ra được một khối bê tông vững chắc làm nền móng cho căn nhà từ hỗn hợp đặc sệt chắc chắn cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Hãy cùng xem đó là những công đoạn nào nhé.

Sản xuất bê tông bằng máy (bê tông tươi)

Các nguyên vật liệu cơ bản hình thành nên bê tông gồm có xi măng, đá dăm, cát vàng, nước. Và các cốt liệu này phải đảm bảo sạch hoàn toàn, không lẫn tạp chất, rõ nguồn gốc.

Các cốt liệu trên được tập trung và đưa vào máng chứa cốt liệu. Trước khi trộn, cốt liệu cần được cân đong phù hợp để đảm bảo đúng cấp phối cho từng mác bê tông. Chẳng hạn, mác bê tông 200 cần có 300 kg xi măng PC 40, 500 kg cát vàng, 2000 kg đá.

Bê tông tươi được đổ trực tiếp từ xe bồn chở bê tông 

Bê tông tươi được đổ trực tiếp từ xe bồn chở bê tông 

Sau khi cho cốt liệu vào, hệ thống băng chuyền tự động đưa thành phần cốt liệu vào trong thùng trộn, đồng thời những silo chứa nước, chất phụ gia cũng tự động bơm vào thành phần cốt liệu và trộn. Sau khi hoàn thành các bước trên, bê tông tươi được xả lên các thùng của xe chuyên chở bê tông tươi và được di chuyển đến các công trình như yêu cầu.

Trộn bê tông thủ công

Cốt liệu bạn cần chuẩn bị giống với hình thức trộn bê tông bằng máy, gồm có đá dăm, cát vàng, xi măng và nước sạch (Xi măng được dùng trộn thủ công là loại xi măng PCB 30). Tiếp đến bạn cần có các dụng cụ phục vụ quá trình trộn bê tông bằng tay như xẻng, thúng để đong vật liệu, cào để cào đá.

Trước tiên bạn cần trộn khô hỗn hợp gồm cát, đá và xi măng cho đều nhau. Sau đó, cho nước vào trộn lại một lần nữa. Cứ trộn đều tay nhiều lần cho đến khi khối lượng bê tông đủ cho công trình.

Do ưu điểm của bê tông tươi (bê tông được trộn bằng máy) nên hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng bê tông tươi nhiều hơn bê tông trộn thủ công. Nó không chỉ đồng đều về chất lượng mà còn tiết kiệm sức người, năng suất trộn cao. Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bê tông được tạo ra như thế nào. 

Bê tông được trộn theo phương pháp thủ công 

Bê tông được trộn theo phương pháp thủ công 

Xem thêm: Biện pháp thi công đường bê tông nhựa nhanh chóng, chi tiết nhất

Phân loại bê tông

Bê tông được phân chia thành nhiều loại dựa vào các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

Theo dạng chất kết dính

Gồm có bê tông xi măng, bê tông silicat, bê tông thạch cao, bê tông chất kết dính hỗn hợp/ chất kết dính đặc biệt, bê tông polyme,…

Theo công dụng

  • Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép (đổ móng, cột, dầm, sàn).
  • Bê tông thủy công dùng để xây đập, phủ lớp mái kênh, các công trình dẫn nước…
  • Bê tông dùng cho mặt đường, sân bay, lát vỉa hè.
  • Bê tông dùng cho kết cấu bao che (thường là bê tông nhẹ).
  • Bê tông có công dụng đặc biệt như bê tông chịu nhiệt, chịu axit, bê tông chống phóng xạ.

Việc phân chia bê tông theo công dụng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn loại bê tông phù hợp với công trình của mình.

Theo dạng cốt liệu

Loại bê tông có cốt liệu khác nhau thì sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau như bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu đặc biệt, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông chống chịu nhiệt, axit, chịu phóng xạ…

Theo khối lượng thể tích

  • Bê tông đặc biệt nặng (ρv > 2500kg/m3) được chế tạo từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những kết cấu đặc biệt.
  • Bê tông nặng (ρv = 2200 – 2500 kg/m3) được chế tạo từ cát, đá, sỏi thông thường dùng cho kết cấu chịu lực.
  • Bê tông tương đối nặng (ρv = 1800 – 2200 kg/m3) thường dùng cho kết cấu chịu lực.
  • Bê tông nhẹ (ρv = 500 – 1800 kg/m3), gồm có bê tông nhẹ cốt liệu rỗng (nhân tạo hay thiên nhiên), bê tông tổ ong (bê tông khí và bê tông bọt), được chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, nước, cấu tử silic nghiền mịn và chất tạo rỗng, và bê tông hốc lớn (không có cốt liệu nhỏ).
  • Bê tông đặc biệt nhẹ cũng là loại bê tông tổ ong và bê tông cốt liệu rỗng nhưng có ρv < 500 kg/m3.

Ngoài ra mọi người còn được biết đến một số khái niệm như bê tông cốt thép, bê tông tiêu thấm, bê tông nano, bê tông sinh học,…

Có nhiều tiêu chí để phân loại bê tông hiện nay. Có thể thấy bê tông khá đa dạng và phong phú, đồng thời nó cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các công trình xây dựng hiện đại.

Ứng dụng của bê tông

Bê tông được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng các công trình kiến trúc, móng, gạch không nung, gạch block, mặt lát của vỉa hè, cầu và cầu vượt, đường lộ, đường băng, các cấu trúc trong bãi đỗ xe, đập, hồ chứa/ bể chứa nước, ống cống, chân cột cho các cổng, cấu trúc đúc sẵn, hàng rào, cột điện hay thậm chí là thuyền.

1 khối bê tông nặng bao nhiêu kg?

Theo lý thuyết thì 1 khối bê tông nặng 2,4 tấn. Tuy nhiên đây không phải số liệu cân đo trực tiếp mà dựa trên các nguyên lý cơ bản và dựa trên khối lượng nguyên liệu tạo nên bê tông cũng như công thức pha trộn. 

Bảng tỷ lệ pha trộn bê tông thích hợp 

Bảng tỷ lệ pha trộn bê tông thích hợp 

Tuy nhiên, muốn tính được 1 khối bê tông nặng bao nhiêu kg cần phải có kiến thức chuyên môn, nếu không sẽ rất khó khăn. Đây là con số lớn nên khi thực hiện thi công các trình bạn cần tính toán kỹ càng. Vì số liệu chỉ cần có sự sai lệch lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng các công trình. Do đó, câu hỏi 1 khối bê tông nặng bao nhiêu kg là câu hỏi không có câu trả lời chính xác hoàn toàn mà chỉ có câu trả lời mang tính ước lượng.

Lưu ý khi sản xuất bê tông

Bê tông có các đặc điểm như: cứng, bền, không bắt lửa, giữ nhiệt và không bị tác động bởi thời tiết.

Chất lượng bê tông được đánh giá dựa vào cấp phối bê tông, chính là tỷ lệ thành phần các vật liệu để làm ra 1m³ bê tông. Nếu tỷ lệ cấp phối này mà phù hợp sẽ đảm bảo chất lượng bê tông tốt, còn nếu không đảm bảo thì công trình dùng bê tông này sẽ nhanh chóng bị xuống cấp.

Để xác định chính xác định mức cấp phối bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: mác bê tông, kích thước của cốt liệu, chất kết dính và các thành phần phụ gia khác. Do vậy, để có được cấp phối bê tông chuẩn thích hợp với từng mác bê tông thì người ta phải tiến hành làm thí nghiệm nhiều lần đối với các tỷ lệ thành phần khác nhau.

Không chỉ vậy, nước dùng trong cấp phối bê tông cũng cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý bởi đây chính là chất kết dính tất cả các thành phần với nhau để tạo nên bê tông. Nước dùng để trộn bê tông phải là nước sạch (nước giếng, nước mưa hoặc nước máy), không nên dùng nước đầm, nước ao hồ, nước chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH<4 hoặc chứa sunfat…

Xem thêm: [Tìm hiểu] Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè đô thị

Địa chỉ cung cấp cấu kiện bê tông đúc sẵn? 

Công ty Cổ phần phát triển xây dựng Thịnh Phát là đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Ra đời từ năm 2006 cho đến nay, Bê tông Thịnh Phát đã cung cấp ra thị trường vô số sản phẩm bê tông phục vụ cho hàng nghìn công trình lớn nhỏ, đảm bảo về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Với phương châm kinh doanh “Uy tín – Cạnh  tranh – Chất lượng”, Bê tông Thịnh Phát đã chuyển hướng từ đảm bảo chất lượng sản phẩm sang không ngừng cải tiến và đổi mới chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mỗi lô hàng đưa tới tay người dùng đều được kiểm định chặt chẽ về chất lượng, đảm bảo phù hợp về tiêu chuẩn mà công ty đã công bố.

Thịnh Phát chuyên sản xuất và cung cấp cấu kiện bê tông đúc sẵn 

Thịnh Phát chuyên sản xuất và cung cấp cấu kiện bê tông đúc sẵn 

Nếu bạn đang có nhu cầu về các cấu kiện bê tông đúc sẵn như bó vỉa bê tông, đế cống, cống hộp, cống ly tâm, ga thu bê tông, tấm đan bê tông,…thì có thể tham khảo ngay trên website của công ty betongthinhphat.net hoặc liên hệ qua hotline  0985 324 662 – 0913 888 626 để được tư vấn tận tình, chu đáo.

Địa chỉ: 

  • Trụ sở & Xưởng SX1 : Số nhà 85, tổ 2, Phố Thạch Cầu, Phường Long Biên, Quận Long Biên, TP Hà Nội
  • Xưởng SX2: Cầu vượt Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
  • Xưởng SX3: Dâu Keo , Thuận Thành, Bắc Ninh

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bê tông mà Bê tông Thịnh Phát muốn cung cấp cho các bạn. Chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn bê tông là gì và bê tông được tạo ra như thế nào. Bê tông được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống hàng này của chúng ta, vì vậy chúng ta cũng cần có cái nhìn khái quát về loại vật liệu này. 

Leave Comments

Scroll
0985 324 662
0985324662