Công nghệ đúc cống rung ép có gì vượt trội?

Công nghệ đúc cống rung ép được cho là mang lại những sản phẩm đẹp, chất lượng bền bỉ và tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các phương pháp đúc cống trước đây. Có thật là như vậy hay không? Hãy cùng Bê tông Thịnh Phát tìm hiểu kỹ hơn về ưu và nhược điểm của loại công nghệ này nhé.

Công nghệ đúc cống rung ép là gì?

Công nghệ đúc cống rung ép là chỉ việc sản xuất ra ống cống bê tông dựa trên công nghệ rung ép. Đặc điểm của công nghệ sản xuất rung ép này là khuôn được đặt trên bàn rung, sau đó đặt bê tông vào khuôn đồng thời đầu quay sẽ ép bê tông vào thành khuôn. 

Công nghệ đúc cống rung ép có thể sản xuất được các loại ống cống bê tông có chiều dài từ 200-1500mm giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của các công trình xây dựng hiện nay.

Cống bê tông được sản xuất bằng công nghệ rung ép

Cống bê tông được sản xuất bằng công nghệ rung ép

Xem thêm: Quy trình sản xuất cống bê tông ly tâm

Ưu điểm của công nghệ đúc cống rung ép 

Công nghệ rung ép được sử dụng trên dây chuyền hoàn toàn tự động và hiện đại giúp quá trình sản xuất nhanh chóng, chính xác và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Nó còn giúp tiết kiệm chi phí nhân công.

Trung bình 1 sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ đúc cống rung ép sẽ mất khoảng 3-4 phút (đối với các loại ống cống có kích cỡ trung bình và nhỏ) – có thể coi nhanh hơn công nghệ sản xuất khác. Nhờ đó mà rút ngắn thời gian sản xuất, cho ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng đủ lượng nhu cầu của khách hàng mà không sợ bị chậm tiến độ.

Độ nén của bê tông trong cống cao nên tạo ra độ vững chắc, bền bỉ, thời gian sử dụng lâu dài.

Không tạo hiệu ứng suất xoắn ở trong cống.

Vì sản xuất bằng công nghệ hiện đại nên kích thước hình học cũng được đảm bảo chính xác tối đa, đúng với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra.

Sản xuất được hầu hết các loại cấu kiện đúc sẵn cùng các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.

Thành phần hạt bê tông phân bố đều.

Sản phẩm được sản xuất từ công nghệ rung ép có khả năng lắp đặt gioăng cao su chính xác và kín khít.

Các vị trí mối hàn được định hình chính xác, bền chặt; lồng thép được hàn tự động bằng máy, không bị biến dạng khi thi công; kích thước lồng thép cũng chính xác và đồng đều.

Quá trình sản xuất ống cống bằng công nghệ đúc cống rung ép không gây ô nhiễm môi trường bởi không có chất thải công nghệ, giúp đảm bảo vệ sinh môi trường. Do đó, nhà máy sản xuất có thể đặt cố định tại một địa điểm mà không lo ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh.

Công nghệ rung ép hiện đại

Công nghệ rung ép hiện đại

Xem thêm:

Nhược điểm của công nghệ đúc cống rung ép

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng công nghệ đúc cống rung ép vẫn còn tồn tại 1 vài vấn đề nhỏ khiến nhiều người không thể lựa chọn.

Đi đôi với công nghệ tiên tiến, hiện đại, năng suất cao là giá thành cao. Để sở hữu công nghệ đúc cống rung ép này bạn phải bỏ ra khoảng 15 – 30 tỷ đồng. Đây thực sự là con số lớn để có thể bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực đúc bê tông, hay thậm chí là đã từng sản xuất trong ngành này cũng khó có thể mua được ngay.

Máy âm sản xuất được đặt dưới đất nên việc sửa chữa hay bảo dưỡng sản phẩm cũng hơi bất tiện và khó khăn khi xảy ra sự cố.  

Sơ lược quá trình sản xuất cống bằng công nghệ rung ép

Kiểm tra vật liệu đầu vào: kiểm tra chứng chỉ của nhà cung cấp, kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đã tuân thủ đúng các tiêu chuẩn hiện hành chưa.

Quy trình sản xuất cống bằng công nghệ rung ép trải qua nhiều bước

Quy trình sản xuất cống bằng công nghệ rung ép trải qua nhiều bước

Công tác cốt thép: Khi lĩnh thép nếu thép có dấu hiệu cong vênh thì cần nắn thẳng, đảm bảo đúng loại thép, cọ rửa sạch sẽ, yếu cầu đánh rỉ phải sạch sẽ ánh màu kim loại, không còn vảy rỉ thép. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn TCVN 9113:2012, TCVN 9116:2012 và yêu cầu của bản vẽ.

Tiến hành lắp ghép, tháo dỡ khuôn: 

  • Bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ các bộ ván khuôn thép trước khi lắp cốp pha, sau đó mới được quét lớp chống dính
  • Vệ sinh ngay sau khi tháo cốp pha để không bị vữa bám vào khuôn
  • Các ê cu, bu lông cần được bảo dưỡng dầu mỡ thường xuyên (5 ngày tra dầu mỡ 1 lần)
  • Sau 10 lần dùng thì kiểm tra lại bộ ván khuôn xem có bị cong vênh hay rạn nứt ở đâu không
  • Chỉ tháo khuôn khi bê tông đạt ít nhất 1 ngày tuổi

Trộn bê tông: trộn bằng máy tất cả các vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, trộn theo đúng tỉ lệ công thức. Khi cốt thép đã đưa vào khuôn phải được nghiệm thu xong mới trộn bê tông.

Công tác quay ép: quá trình quay ép diễn ra đối với D300 – D1500

Công tác rung: (đối với ống cống >D1500)

  • Chuẩn bị khuôn
  • Đặt cốt thép ghép khuôn bê tông
  • Tiến hành quá trình rung để tạo hình ống cống

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về công nghệ đúc cống rung ép cũng như những ưu, nhược điểm mà nó mang lại. Nhờ tính năng hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao nên công nghệ đúc cống rung ép đang ngày càng được ưa chuộng.

Leave Comments

Scroll
0985 324 662
0985324662