Đường nhựa là gì? Quy trình làm đường nhựa chi tiết NHẤT 

Để có thể tạo ra những con đường với bề mặt bằng phẳng, độ thẩm mỹ cao thì chắc chắn phải trải qua rất nhiều công đoạn thi công phức tạp và nhiều yêu cầu kỹ thuật cao. Bê Tông Thịnh Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ đường nhựa là gì, các loại nhựa đường, quy trình làm đường nhựa hay quy trình sản xuất nhựa đường chi tiết nhất! 

1. Đường nhựa là gì? Ứng dụng của nhựa đường là gì? 

Đường nhựa hay bản chất chính là đường được làm bằng nhựa, cụ thể ở đây là nhựa đường. 

Nhựa đường là một loại chất lỏng được nung nóng và sau khi nó nguội sẽ có thể rắn với độ nhớt cao, có màu đen. Nhựa đường sẽ gồm nhiều loại chất hóa học khác nhau cấu tạo thành, chủ yếu là dầu thô, trải qua quá trình chưng cất phân đoạn trong môi trường chân không.

Công dụng chính và cũng phổ biến nhất của đường nhựa đó chính là sản xuất ra bê tông asphalt và rải trực tiếp lên bề mặt đường. Ngoài ra, nó cũng có thể ứng dụng trong xử lý cột hàng rào tăng phần chắc chắn cho các công trình thi công,…

Đường nhựa là gì? Quy trình làm đường nhựa 

Đường nhựa là gì? Quy trình làm đường nhựa 

Xem thêm:

2. Các loại nhựa đường phổ biến hiện nay

Nhựa đường đặc 

Có 2 loại nhựa đường đặc là nhựa đường đặc bitum bắt nguồn từ dầu hỏa và nhựa đường đặc hắc ín bắt nguồn từ nhựa bitum và than đá. Chúng thược được sử dụng ở dạng quánh và đặc, có màu đen. 

Nhựa đường khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ được trộn với các nguyên liệu đá, cát, sỏi theo một tỉ lệ nhất định. 

Nhựa đường lỏng

Nhựa đường lỏng có 3 loại là nhựa đường lỏng đông đặc vừa, nhựa đường lỏng đông đặc chậm và nhựa đường lỏng đông đặc nhanh. Nó chỉ được sử dụng đ tưới lên bề mặt đường để làm lớp bám dính giữa 2 lớp bê tông nhựa, tạo nên độ bóng cho mặt đường. 

Xem thêm: [Bật mí] Cách làm rãnh thoát nước hiệu quả cho công trình xây dựng

2. Quy trình làm đường nhựa chi tiết các công đoạn

  • Bước 1: Kiểm tra điều kiện thi công và chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật cần thiết

Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng, đó là phải kiểm tra điều kiện thi công. Vào những ngày mưa gió, có nhiệt độ ẩm dưới 50 độ C thì bạn không nên tiến hành thi công. Thay vì đó, bạn nên thi công vào những ngày nắng, khô ráo.

Để đảm bảo chất lượng được như thiết kế thì trước khi rải thảm nhựa lên trên mặt đường, bạn cần phải tính toán, đo lường một cách chính xác trọng lượng lớn nhất mà đường cần chịu, tỷ lệ trộn giữa các nguyên liệu hỗn hợp làm đường,… và kiểm tra các vị trí cọc. 

  • Bước 2: Thi công lớp móng đường 

Trước khi đổ đường để thi công móng thì bạn sẽ cần phải đổ 1 lớp đá 0x4 sao cho nó thật bằng phẳng, có độ thẩm mỹ nhất định. Sau một khoảng thời gian thì đổ thêm 1 lớp đá mi sàn.

Kèm theo đó cũng có các công đoạn cần thiết là sửa chữa các ổ gà, các chỗ đường bị lồi lõm, tu sửa bề mặt đường cũ. Yêu cầu đối với móng đổ đường nhựa đó là móng đường phải thật sạch, bằng, phẳng và khô ráo. 

Lưu ý rằng: khi sử dụng máy rải đường nhựa thì phải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, dây cần được căng thật thẳng dọc theo mép đường. 

  • Bước 3:  Vận chuyển bê tông nhựa nóng 

Khi vận chuyển bê tông nhựa nóng, cần chú ý rằng cự ly vận chuyển phải thích hợp, cụ thể là nhiệt độ của hỗn hợp nhựa nóng khi đến nơi cần thi công phải từ 1200C trở lên và đảm bảo tiêu chuẩn cần có.

Đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu của máy rải, kết hợp với kiểm tra nhiệt độ. Nếu thấy nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200 C thì chắc chắn bạn phải bỏ ngay hỗn hợp này. 

Quy trình sản xuất nhựa đường. Quy trình làm nhựa đường 

Quy trình sản xuất nhựa đường. Quy trình làm nhựa đường 

  • Bước 4: Tiến hành rải bê tông nhựa

Ở bước này sẽ chỉ cần sử dụng máy rải bê tông nhựa chuyên dụng phù hợp theo đúng quy trình làm đường nhựa và phụ thuộc vào từng bề rộng mặt đường khác nhau. Ví dụ, đối với các phần đường có bề mặt hẹp thì nên chuyển sang thi công theo phương pháp thủ công truyền thống. 

Trước khi bắt đầu cho máy rải thì cần để máy hoạt động khoảng 10-15 phút trước đó để kiểm tra tình hình của máy. Và trong quá trình rải thì một điều bắt buộc là luôn phải để thanh gầm của máy rai hoạt động, thường xuyên dùng que sắt để kiểm tra bề dày đường khi rải, xử lý kỹ các mối dọc ngang và quét nhựa dính bám để đảm bảo sự kết dính tốt nhất với các vệt rải cũ và cả vệt rải mới. 

  • Bước 5: Lu bê tông nhựa

Bước cuối cùng là lu bê tông nhựa để đường có bề mặt bằng phẳng và có độ nén tốt hơn. Đầu tiên, bạn sẽ cần phải lu lèn sơ bộ bằng cách dùng bánh lu nhẹ nhàng bánh cứng lu khoảng 4-8 lần/ điểm với vận tốc 1,5-2,0 km/h. 

Sau đó là lu lèn chặt bằng cách dùng lu bánh hơi lu khoảng 8-10 lần/ điểm. Kết thúc lu lèn khi bê tông nóng đạt độ chặt K-0,98 và bạn có thể sử dụng thiết bị phóng xạ để đo lường. 

Cuối cùng là lu lèn hoàn thiện, dùng lu nặng bánh cứng lu từ 4-6 lần/ điểm với vận tốc lu từ 2-2,5 km/h. 

Để được tư vấn sản phẩm tận tình, bạn hãy gọi đến hotline: 0985 324 662 – 0913 888 626 

Địa chỉ:

  • Trụ sở & Xưởng SX 1: Số nhà 85, tổ 2, Phố Thạch Cầu, Phường Long Biên, Quận Long Biên, TP Hà Nội
  • Xưởng SX 2: Cầu vượt Mễ Trì, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
  • Xưởng SX 3: Dâu Keo, Thuận Thành, Bắc Ninh 

Leave Comments

Scroll
0985 324 662
0985324662